090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Quy định về mức tiền cấp dưỡng nuôi con tối thiểu sau ly hôn mới nhất

Mức tiền cấp dưỡng nuôi con tối thiểu sau ly hôn theo quy định mới nhất hiện nay là bao nhiêu? Không thực hiện cấp dưỡng nuôi con có bị xử phạt không? Có thể yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con không? Phải cấp dưỡng nuôi con tới năm bao nhiêu tuổi và phương thức cấp dưỡng như thế nào? Đây là một số trong rất nhiều thắc mắc của quý đọc giả. Hãy cùng Luật Nguyễn Hưng đi giải đáp chi tiết các câu hỏi này trong bài viết dưới đây nhé.

Thế nào là cấp dưỡng nuôi con?

Căn cứ khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình giải thích về “Cấp dưỡng” như sau:

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.”

Cấp dưỡng nuôi con có thể hiểu là việc cha/mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con thực hiện chu cấp, đóng góp tiền hoặc tài sản để đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho con chung.

Mức tiền cấp dưỡng nuôi con tối thiểu sau ly hôn
Mức tiền cấp dưỡng nuôi con tối thiểu sau ly hôn

Quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con hiện hành sau khi ly hôn

Sau khi ly hôn, cha/ mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Tại khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Trong đó có nghĩa cụ cấp dưỡng: “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.”

Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”

Nguyên tắc giải quyết yêu cầu cấp dưỡng nuôi con của Tòa án

Tòa án luôn ưu tiên cho các bên tự thỏa thuận về các yêu cầu, trong đó có yêu cầu cấp dưỡng, sau khi các bên tự thỏa thuận thống nhất được thì Tòa án công nhận sự thỏa thuận đó. Trong trường hợp không thống nhất được thì Tòa án sẽ dựa trên nhiều yếu tố khác nhau mà đưa ra phán quyết.

>> Nếu bạn đang cần thuê luật sư giải quyết ly hôn hãy liên hệ ngay với Luật Nguyễn Hưng qua hotline 090.2077.959 để nhận tư vấn từ luật sư.

Một số câu hỏi thường gặp về vấn đề cấp dưỡng nuôi con

Mức cấp dưỡng tối thiểu khi ly hôn hiện nay là bao nhiêu 01 tháng?

Hiện nay, Luật hiện hành không quy định về mức cấp dưỡng nuôi con cụ thể bao nhiêu tiền 01 tháng

Tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về mức cấp dưỡng như sau:

“1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Có thể thấy, tuy Luật không quy định cụ thể số tiền cấp dưỡng nhưng mức cấp dưỡng phải phù hợp, đủ chu cấp cho các nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng, cụ thể là con cái. Ví dụ như: Tiền ăn uống, quần áo, thuốc men, sinh hoạt hằng ngày, tiền học,……

Mặc khác, tiền cấp dưỡng còn phụ thuộc vào thu nhập của người cấp dưỡng sao cho phù hợp và cân bằng với thực tế.

Không thực hiện cấp dưỡng nuôi con có bị xử phạt không?

Khi nghĩa vụ cấp dưỡng đã được thể hiện trong quyết đinh/ bản án thì người có nghĩa vụ phải thực hiện thi hành án khi quyết định/ bản án đó có hiệu lực pháp luật. Theo đó, nếu cha/mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nhưng không thực hiện thi hành án thì sẽ bị phạt hành chính hoặc có thể xử lý hình sự tùy theo mức độ nghiêm trọng, cụ thể:

Tại khoản 3 Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định:

Điều 52. Hành vi vi phạm quy định trong hoạt động thi hành án dân sự

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không thực hiện công việc phải làm, không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định;

b) Trì hoãn thực hiện nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp có điều kiện thi hành án;

c) Không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận theo quyết định công nhận sự thỏa thuận của Tòa án nhân dân;

d) Cung cấp chứng cứ giả cho cơ quan Thi hành án dân sự.

Không thực hiện cấp dưỡng nuôi con có bị xử phạt không?
Không thực hiện cấp dưỡng nuôi con có bị xử phạt không?

Tại Điều 186 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng:

“Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

>> Xem thêm: [Hỏi – Đáp] Không chu cấp có được quyền thăm con không?

Có thể yêu cầu vợ/ chồng cấp dưỡng 01 lần sau ly hôn được không?

Hai bên có thể tự do thỏa thuận về số lần cấp dưỡng, có thể yêu cầu cấp dưỡng hàng tháng, hằng quý, nửa năm, hằng năm hoặc 01 lần. Cha/ mẹ có thể tùy vào tình hình thực tế của đối phương mà yêu cầu về số lần cấp dưỡng, Tòa án không bắt buộc số lần cấp dưỡng.

Căn cứ Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về phương thức cấp dưỡng Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.”

Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm dừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Có thể yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con được không?

Thông thường, mức cấp dưỡng nuôi con sẽ được thỏa thuận và thống nhất khi giải quyết ly hôn. Tuy nhiên, người trực tiếp nuôi dưỡng con có quyền yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con nếu nhận thấy có lý do chính đáng để yêu cầu thay đổi. Lý do ở đây có thể là căn cứ vào tình hình thực tế thay đổi, môi trường học tập của con thay đổi, bệnh tật, chi phí phát sinh đột xuất, chi tiêu cho con đột ngột tăng cao,…..

Việc yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng cũng sẽ do các bên tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Tại khoản 2 Điều 166 Luật Hôn nhân và gia đình; “ Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Cấp dưỡng nuôi con đến năm bao nhiêu tuổi?

Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Theo đó, độ tuổi chưa thành niên được Bộ luật dân sự quy định tại khoản 1 Điều 21 “Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi”.

Tóm lại, cha/mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con tối thiểu đến năm con đủ 18 tuổi.

Đơn đề nghị cấp dưỡng nuôi con mới nhất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP DƯỠNG NUÔI CON

Kính gửi: Tòa án nhân dân quận/huyện………………………..…………………………………………….……………………..……..

Tôi tên:………………………………………….Sinh năm:………………………………………………………….………………………………..

CMND Số:…………………………………………………………………………………………………………….……………………………..……..

Hộ khẩu:………………………………………………………………………………………………………………….………………………….……..

Địa chỉ liên hệ:…………………………………………………………………………………………………………….……………………………..

Số điện thoại:…………………………………………………………………………………………………………….……………………….……..

Là: cha/mẹ  của cháu……………………….. Sinh năm:………………….…………………………………………….……………………..

Tôi xin trình bày lý do ………………………………………………………………………………………………….…………………………..

Căn cứ khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 Và nội dung Bản án/Quyết định……….……..

………………. của Tòa án nhân dân Quận/huyện…………………………………………………………….……………………………..

Tôi nhận thấy mình có quyền yêu cầu:

Anh/chị:………………………………………………………………………………………………………………………………………………..……..

CMND Số:…………………………………………………………………………………………………………………………………………….……..

Hộ khẩu:………………………………………………………………………………………………………………………………………………..……..

Địa chỉ liên lạc:……………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Là cha/mẹ của cháu……………………………………………………………………………………………………………………………………..

Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu……………………………theo nội dung Bản án/Quyết định………….……..

Các yêu cầu cấp dưỡng cụ thể:.…………………………………………………………………………………………………………………..

Tôi xin cam đoan những thông tin mà mình nêu trên là đúng sự thật.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

….……., ngày……tháng……năm………

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Tóm lại rằng pháp luật không quy định rõ về mức cấp dưỡng cụ thể mà sẽ tạo điều kiện để hai bên tự thỏa thuận dựa trên điều kiện và thu nhập của bên cấp dưỡng. Trường hợp nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Hy vọng qua bài viết này của Luật Nguyễn Hưng sẽ giúp ích được cho quý đọc giả trong việc tìm hiểu các quy định về pháp luật.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00