090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Vay tiền không trả phạm tội gì, có được khởi kiện không?

Vay nợ là quan hệ dân sự thường xảy ra rất nhiều trong thời gian gần đây. Vay tiền không trả phạm tội gì, có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Có thể kiện người vay tiền không trả khi không có giấy vay tiền được không? Luật Nguyễn Hưng sẽ giải đáp cụ thể trong bài viết này.

Vay tiền không trả phạm tội gì?

Khi vay tiền, bên vay phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận. Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Khi đến hạn mà bên vay trả chậm hoặc không trả tiền là vi phạm nghĩa vụ trả tiền theo quy định của Bộ luật Dân sự. Ngoài ra, nếu có các dấu hiệu cấu thành tội phạm hình sự thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào hành vi và mức độ của người phạm tội.

Vay tiền không trả phạm tội gì?
Vay tiền không trả phạm tội gì?

Vay tiền không trả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Thứ nhất, có thể cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Khi người vay tiền có các dấu hiệu gian dối hoặc bỏ trốn không trả tiền, mặc dù có khả năng trả nhưng cố tình trốn tránh nhằm chiếm đoạt tài sản thì có dấu hiệu của loại tội phạm được quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự quy định về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Đối với loại tội này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, mức phạt tù cao nhất đến 20 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Thứ hai, không cấu thành tội phạm mà chỉ vi phạm hợp đồng dân sự – hợp đồng vay tiền

Trường hợp không có hành vi cấu thành của tội phạm hình sự, người vay tiền có thể bị người cho vay tiền khởi kiện theo pháp luật dân sự về vi phạm nghĩa vụ trả tiền theo Điều 280, Điều 466 Bộ luật Dân sự.

Theo đó, người vay tiền phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền, nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc. Nếu người vay trả chậm hoặc không trả đủ, trả đúng theo thỏa thuận, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người cho vay, gây thiệt hại thì người cho vay có quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do ảnh hưởng của việc trả chậm gây ra.

>> Xem thêm: Nhặt được của rơi không trả lại người đánh mất phạm tội gì?

Nghĩa vụ trả nợ của bên vay theo quy định của pháp luật

Tại Điều 466 Bộ luật Dân sự quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay nhưu sau:

Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Có thể kiện người vay khi không có giấy vay tiền được không?

Khi người cho vay nhận thấy quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm bởi bên cho vay thì có quyền khởi kiện. Giấy vay tiền là bằng chứng chứng minh cho giao dịch vay tài sản của các bên, tuy nhiên giấy vay tiền không phải là bằng chứng duy nhất để chứng minh giao dịch dân sự trên thực tế. Người cho vay có thể cung cấp các chứng cứ khác như: Sao kê ngân hàng, các biên nhận tiền lãi hằng tháng, tin nhắn, ghi âm,…

Có thể kiện người vay khi không có giấy vay tiền được không?
Có thể kiện người vay khi không có giấy vay tiền được không?

>>> Tham khảo: Dịch vụ luật sư khởi kiện (luật sư tranh tụng giỏi và uy tín tại TPHCM).

Khởi kiện đòi tiền ở cơ quan nào? Cần những giấy tờ gì?

Những tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Việc chọn Tòa án căn cứ vào các Điều 35, 37, 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự để xác định thẩm quyền của Tòa án theo cấp huyện, cấp tỉnh và Tòa án theo lãnh thổ.

Khi khởi kiện, đương sự phải cung cấp các tài liệu chứng cứ liên quan đến vụ án, thể hiện việc có phát sinh quan hệ dân sự và tranh chấp dân sự. Tòa án cũng sẽ có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ và tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định.

Trên đây là giải đáp các vấn đề liên quan tới việc vay tiền không trả. Nếu bạn đang gặp các vướng mắc về các vấn đề pháp lý khác cần được luật sư tư vấn về luật dân sự. Vui lòng liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ đội ngũ luật sư.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00